Mục lục

Tuyến sinh Trung Cấp Chăn Nuôi Thú Y tại TPHCM 2020 (Chính Quy )

Tuyến sinh Trung Cấp Chăn Nuôi Thú Y tại TPHCM 2020 (Chính Quy )

Để trở thành kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp về Chăn nuôi và thú y, có thể đảm nhận được nhiệm vụ tại trạm thú y, trang trại chăn nuôi, mạng lưới thú y xã, phường và hỗ trợ các kỹ sư trong lĩnh vực chuyên môn… theo quy định nêu rõ chuyên viên phải tối thiểu phải hoàn thành khóa học trung cấp ngành Chăn nuôi Thú y.

Để đáp ứng nhu cầu người học tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như khu vực Nam bộ nói chung Trường Trung Cấp Miền Đông tổ chức khóa học trung cấp chính quy ngành Chăn Nuôi Thú Y dành cho người có nhu cầu, đối tượng đã có văn bằng khác chuyển đổi sang có thể học 1 năm..

THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRUNG CẤP NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y TẠI GÒ VẤP

Tuyến sinh Đào tạo Trung Cấp ngành Chăn Nuôi Thú Y tại TP.HCM (Chính Quy )

Tuyến sinh Đào tạo Trung Cấp ngành Chăn Nuôi Thú Y tại TP.HCM (Chính Quy )

 

I. NGÀNH ĐÀO TẠO: CHĂN NUÔI THÚ Y

II. ĐỊA ĐIỂM HỌC TẬP: QUẬN GÒ VẤP

( Nhà trường có tổ chức lớp học tại cơ sở địa phương nếu có đủ lượng học viên đăng ký )

III.THỜI GIAN ĐÀO TẠO:

+ 10 Tháng:  đối với học viên đã tốt nghiệp 1 văn bằng đào tạo khác từ trung cấp nghề trở lên.

+ 2 Năm: Đối với học viên đã tốt nghiệp THPT

+ 2 Năm + Học phần bổ túc văn hóa (3 tháng): Đối với học viên chưa tốt nghiệp THPT

+ 3 Năm + Học phần bổ túc văn hóa (8 môn văn hóa): Đối với học viên tốt nghiệp THCS.

IV. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO:

  • Chính quy tập trung : ngày chủ nhật (hoặc buổi tối các ngày trong tuần )

V. BẰNG CẤP:

– Học viên tốt nghiệp Trung cấp chăn nuôi thú y được cấp Bằng TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP CHÍNH QUY

– Được học Liên thông trực tiếp lên bậc Cao Đẳng – Đại Học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 VI. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN GỒM CÓ:

  • Lý lịch học sinh sinh viên
  • Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp + Bảng điểm: Đối với học viên tốt nghiệp văn bằng khác từ trung cấp nghề trở lên.
  • Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp + Học bạ: Đối với học viên tốt nghiệp THCS và THPT.
  • 01 Bản sao in Giấy Khai sinh
  • 01 Giấy khám sức khỏe (xác nhận đủ sức khỏe để học tập)
  • 02 hình 3×4(chụp không quá 03 tháng)
  • Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng

Địa điểm phát hành hồ sơ Trung cấp Chăn nuôi thú y : VĂN PHÒNG TUYỂN SINH SỐ 03 

181 đường Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM

Email : [email protected]

Điện thoại : 028.62 869 333   –  0936201222 

Facebook: Viện nghiên cứu quản lý hành chínhTham gia cập nhập thông tin tuyển sinh và đào tạo mới nhất.

Học trung cấp Chăn nuôi thú y Thuận lợi hiệu quả nhất tại TPHCM. Liên hệ: 0936.201.222

Nội dung các học phần cơ sở và chuyên môn

Giải phẫu sinh lý vật nuôi

Học phần này giới thiệu vị trí, hình dạng, cấu tạo và hoạt động của các cơ quan; bộ máy trên cơ thể động vật sống bình thường.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vị trí; hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể động vật.

Sau khi học xong, người học xác định được vị trí; nhận biết được hình dạng và hiểu được cấu tạo và hoạt động của các cơ quan; các bộ máy trong một cơ thể bình thường.

Dược lý thú y

Học phần này giới thiệu nhận dạng các loại dược phẩm sử dụng trong lĩnh vực thú y.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản để nhận dạng dược phẩm sử dụng trong lĩnh vực thú y; biết tác dụng chính và phụ của thuốc.

Sau khi học xong, người học biết cách lựa chọn và sửa dụng các loại thuốc thường dùng trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.

Giống và kỹ thuật truyền giống

Học phần này giới thiệu những vấn đề chung nhất về lĩnh vực chọn giống; nhân giống và kỹ thuật truyền giống.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về lĩnh vực chọn giống; chọn phối, nhân giống và kỹ thuật truyền tinh nhân tạo cho vật nuôi

Sau khi học xong, người học biết cách đánh giá; chọn lọc và phối hợp các giống trong lai tạo để có được con giống tốt phú hợp với từng điều kiện chăn nuôi cụ thể.

Dinh dưỡng và thức ăn

Học phần này giới thiệu những vấn đề chung nhất về lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về thức ăn và chất dinh dưỡng trong chăn nuôi; cách chế biến, bảo quản và phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.

Sau khi học xong, người học biết chọn và phối hợp các nguyên liệu làm thức ăn cho vật nuôi; chế biến và bảo quản thực liệu, phòng và xử lý các bệnh về dinh dưỡng trên vật nuôi.

Phương pháp thực nghiệm

Học phần này giới thiệu cách tổ chức một thí nghiệm đơn giản và phân tích kết quả thí nghiệm.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về môn phương pháp thí nghiệm (phương pháp, nguyên tắc để tổ chức một thí nghiệm, phân tích kết quả, viết một báo cáo thí nghiệm).

Sau khi học xong, người học phải thực hiện được một thí nghiệm (tổ chức, theo dõi, thực hiện toàn bộ thí nghiệm), phân tích được kết quả thí nghiệm, viết được một báo cáo thí nghiệm vừa tổ chức.

Cơ khí chăn nuôi

Học phần này giới thiệu tầm quan trọng của việc cơ giới hóa và mức độ cơ giới hóa hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về một số loại máy móc; thiết bị cơ khí phổ biến trong ngành chăn nuôi thú y hiện nay.

Sau khi học xong, người học có thể vận hành; bảo dưỡng kỹ thuật đối với các máy nông nghiệp phổ biến hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi.

Tổ chức quản lý doanh nghiệp

Học phần này giới thiệu tổng quan về tổ chức quản lý; môi trường và tiếp thị, hoạch địch cung; cầu về lao động trong doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế trong đầu tư dài hạn.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về kinh tế; và một số tính toán trong quản trị góp phần nâng cao chất lượng đào tạo học sinh một cách toàn diện.

Sau khi học xong, người học có thể tự đứng ra tổ chức hoặc cùng với đồng nghiệp tạo dựng doanh nghiệp.

Khuyến nông

Học phần này giới thiệu các phương pháp khuyến nông; để chuyển giao kiến thức về chăn nuôi, thú y, trồng trọt – bảo vệ thực vật xuống cho nông dân.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về khuyến nông; tổ chức khuyến nông và phương pháp tiếp cận với nông dân, biết xây dựng kế hoạch cho một chương trình chuyển giao.

Sau khi học xong, người học biết cách xây dựng kế hoạch cho một chương trình chuyển giao; sử dụng một số thiết bị khi chuyển giao một chương trình khuyến nông.

Bảo vệ môi trường

Học phần này giới thiệu khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường; đánh giá tác động môi trường và ô nhiễm môi trường.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và ô nhiễm môi trường; các kỹ thuật cơ bản về môi trường như bảo vệ nguồn nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, bảo vệ môi trường không khí, quản lý môi trường.

Sau khi học xong, người học biết cách lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đơn giản.

Pháp luật chuyên ngành Trung cấp chăn nuôi thú y

Pháp luật chuyên ngành Trung cấp chăn nuôi thú y

Học phần này giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành chăn nuôi thú y.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành chăn nuôi thú y.

Sau khi học xong, người học tuyên truyền và vận động các tổ chức và cá nhân có liên quan đến các hoạt động chăn nuôi thú y thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh thú y.

Chăn nuôi lợn

Học phần này giới thiệu đặc điểm ngoại hình, thể chất của các giống lợn, chọn lợn và phối giống cho lợn.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về công tác giống heo, dinh dưỡng và thức ăn nuôi heo, xây dựng chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng bệnh cho đến việc quản lý sản xuất trong trại heo đạt hiệu quả.

Sau khi học xong, người học phải nhận biết được các giống lợn, chọn lợn nuôi thịt và chọn lợn giống, biết pha trộn, kiểm tra và bảo quản và sử dụng thức ăn, xây dựng và quản lý các kiểu chuồng trại nuôi lợn.

Chăn nuôi gia cầm

Học phần này giới thiệu các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm như chọn giống, xây dựng chuồng trại, lựa chọn và sử dụng thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc, kỹ thuật ấp trứng gia cầm.    

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi gia cầm như chọn giống, xây dựng chuồng trại, lựa chọn và sử dụng thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý đàn gia cầm, kỹ thuật ấp trứng gia cầm.

Sau khi học xong, người học có khả năng làm thành thạo các khâu trong quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gia cầm và kỹ thuật ấp trứng gia cầm.

Chăn nuôi trâu bò

Học phần này giới thiệu các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò nh chọn giống, xây dựng chuồng trại, chế biến và sử dụng thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc trâu bò.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về những đặc điểm sinh học của trâu bò, về quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu bò như thiết kế xây dựng chuồng trại, chọn giống, chọn lựa và sử dụng thức ăn, cách chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh và quản lý chăn nuôi.

Sau khi học xong, người học có khả năng làm thành thạo các khâu kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi trâu bò theo quy mô gia đình, hợp tác xã và trang trại.

Chẩn đoán và bệnh nội khoa

Học phần này giới thiệu cách chẩn đoán và điều trị những bệnh nội khoa thường hay xảy ra.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về về nguồn gốc bênh, cách chẩn đoán, phòng và chống những loại bệnh nội khoa thường hay xảy ra.

Sau khi học xong, người học có khả năng khống chế được gia súc trong việc khám và điều trị sử dụng đúng các dụng cụ khám và điều trị thành thạo các thao tác khám bệnh, phòng và trị được các bệnh nội khoa thường hay xảy ra..

Ngoại và sản khoa

Học phần này giới thiệu những bệnh ngoại sản khoa thường xảy ra trên gia súc.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về những bệnh ngoại sản khoa thường xảy ra trên gia súc.

Sau khi học xong, người học có khả năng phòng và trị một số bệnh ngoại sản khoa trên gia súc.

Ký sinh trùng

Học phần này giới thiệu những bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi thường xảy ra trên gia súc.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi như: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách chuẩn đoán và cách đối phó với bệnh.

Sau khi học xong, người học có khả năng điều trị được một số bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi, có thể đề ra được một quy trình phòng bệnh.

Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm

Học phần này giới thiệu cách chẩn đoán và phân biệt một số loại vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vi sinh vật và tình trạng bệnh lý của bệnh truyền nhiễm của gia súc – gia cầm.

Sau khi học xong, người học có khả năng chẩn đoán, điều trị và phòng được bệnh cho gia súc – gia cầm.

Kiểm nghiệm súc sản

Học phần này giới thiệu những tác hại của mầm bệnh gây ra do con người sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc động vật không qua kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về các bệnh học, luật lệ thú y và tác hại của các bệnh tật trên người gây ra bởi việc dùng thịt thú không bình thường.

Sau khi học xong, người học biết cách kiểm tra thịt để vừa không bỏ sót những tình trạng bệnh tật khi khám lâm sàng hoặc bỏ sót những bệnh tích các bệnh có khả năng lây cho người nhưng không làm tổn hại giá trị thương mại của thân thịt.

Thực tập cơ bản trung cấp chăn nuôi thú y:

Phân bố vào 3 học kỳ cuối, mỗi học kỳ từ 3 – 4 tuần tuỳ theo điều kiện khách quan.

– Lần 1: Tổ chức cho học sinh thâm nhập vào thực tế sản xuất để tìm hiểu, phần tích về các nội dung: con giống, thức ăn, cách chăn nuôi mà người chăn nuôi hiện đang áp dụng để:

+ Chọn giống, nhân giống;

+ Phối giống, thụ tinh nhân tạo;

+ Phối hợp khẩu phần thức ăn;

+ Chế biến, bảo quản thức ăn;

+ Điều hành quy trình chăn nuôi.

– Lần 2: Cho học sinh tham gia các đợt tiêm phòng chính vụ do các cơ quan thú y cấp tỉnh hoặc cấp huyện tổ chức hàng năm. Học sinh phải phân tích về cách tổ chức đợt tiêm phòng, đánh giá hiệu quả đợt tiêm phòng, tham gia các công tác điều trị bệnh cho gia súc gia cầm cùng với thú y sĩ tại cơ sở để:

+ Chẩn đoán và điều trị bênh cho gia súc, gia cầm;

+ Sử dụng đúng các loại thuốc và vắc xin;

+ Sử dụng và bảo quản được các dụng cụ thú y;

+ Biết cách vệ sinh thú y.

Thực tập tốt nghiệp Trung cấp chăn nuôi thú y:

– Thực hiện những chuyên đề nhỏ như: tổ chức thí nghiệm về dinh dưỡng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, khảo sát các quy trình chăn nuôi, các phương pháp điều trị bệnh, khảo sát tình trạng bệnh trên một loại gia súc, gia cầm nào đó.

– Chuyên đề do học sinh tự chọn theo sự hướng dẫn của giáo viên, chuyên đề thực hiện tại các cơ sở chăn nuôi, cơ quan thú y, hoặc tại địa phương của người học.

– Sau khi thực tập xong người học phải có một báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nêu được các kết quả  đã làm và phân tích các kết quả này theo các yếu tố liên quan. Trình bày được ý nghĩa của chuyên đề trong thực tiễn.

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận