Lí do chúng ta phải qua Nhật Bản ngay lập tức? Khoảng cách văn hóa Việt-Nhật là bao xa?
Lí do chúng ta phải qua Nhật Bản ngay lập tức? Khoảng cách văn hóa Việt-Nhật là bao xa?
Dường như là không nhiều… Mỗi một đất nước đều có cho mình một nền văn hóa riêng biệt, đó là trang phục, nghệ thuật ẩm thực, nơi sinh sống và vô số đặc trung khác nhau. Nhưng có thể nói rằng bên cạnh phong tục tập quán riêng, thì chúng ta vẫn đôi khi bắt gặp những điểm tương đồng trong văn hóa truyền thống giữa các nước với nhau của hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Cùng Riam.edu.vn đồng hành với các bạn tìm hiểu số nét tương đồng về xứ sở Phù Tang và đất nước Việt Nam chúng ta nhé.
1.Trang phục
Trang phục truyền thống của người Việt và Nhật cơ bản giống nhau ở chất liệu và cách thức dệt vải. Chất liệu chủ yếu là lanh, lụa, gấm, bông, sợi với màu sắc quen thuộc như xanh, đỏ, hồng, tím, nâu, đen… Đây là dấu tích của văn minh nông nghiệp, nghề tầm tang canh cửi tự cung tự cấp.
Quan niệm màu sắc trang phục của Việt Nam và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa. Điều này thể hiện rõ nét nhất trên màu sắc của trang phục truyền thống: màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, màu trắng của sự thánh thiện, màu đen dùng cho các nghi thức, lễ nghi trang trọng. Quan niệm ấy còn mang đậm dấu ấn cho đến tận ngày nay.
Từ ngày xa xưa trang phục Việt-Nhật đã có nét tương đồng..
Đến ngày nay Trang phục công sở Nhật càng rất có nhiều nét tương đồng với trang phục Việt nam.
2.Ẩm thực
Đặc điểm chung nhất giữa Việt Nam và Nhật Bản là cả hai nước đều có một nền văn hóa bản địa truyền thống với nghề nông nghiệp làm lúa nước, người dân sinh sống trong cộng đồng làng xã.
Ẩm thực chính là yếu tố thứ 2 mà bài viết này muốn nhắc đến khi nói về những nét tương đồng giữa hai nền văn hóa Nhật – Việt. Ngày nay, những bữa ăn kiểu truyền thống vẫn còn tồn tại trong khoảng 95% gia đình người Việt, gia đình người Nhật.
Tuy nhiên ở một số ít đô thị lớn, sự du nhập của yếu tố văn hóa ẩm thực phương Tây ở 2 nước này đã bắt đầu xuất hiện trong bữa ăn gia đình. Đây là minh chứng cụ thể về sự du nhập văn minh phương Tây ở cả hai nước.
Bữa ăn Nhật cũng rất phong phú và ngày nay nó cũng hợp khẩu vị với rất nhiều người Việt Nam.
3.Phong tuc tang ma thờ cúng tổ tiên
-
Phong tục ma chay truyền thống Việt Nam nhật bản về cơ bản là giống nhau:
Phong tục ma chay truyền thống của người Việt Nam và Nhật Bản về cơ bản là giống nhau. Người Việt, Nhật đều quan niệm có linh hồn, linh hồn của người chết có thể giao tiếp với người thân qua một thế giới khác gọi là thế giới tâm linh. Hàng năm con cái người đã khuất đều tưởng niệm họ vào ngày giỗ. Tuy nhiên cách thức cúng giỗ của từng nước rất khác nhau.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, Nhật đã có lịch sử rất lâu đời tuân theo tư tưởng đạo Khổng của Trung Hoa. Người ta thờ cúng ông bà tổ tiên và tổ chức giỗ trong vòng thời gian quy định. Người ta quan niệm rằng: sau đó người chết sẽ hóa thân sang một kiếp khác. Thông thường người con trai trưởng là người được trao trọng trách thờ cúng tổ tiên. Người đã khuất được thờ trên bàn thờ tổ tiên, đặt ở vị trí trang trọng nhất nhà. Ngày nay, tập tục này tuy có thay đổi ít nhiều, nhưng việc duy trì thờ cúng tổ tiên vẫn được tiếp tục. Đó chính là hành động tưởng nhớ hiếu kính của con cái, người sống đối với người đã khuất. Trách nhiệm sẽ được giao lại cho người con trai trưởng của họ từ đời này sang đời khác.
-
Hệ thống các thần thánh được thờ trong đình, đền, chùa ở cả hai nước:
Cuối cùng, phải nói đến hệ thống các thần thánh được thờ trong đình, đền, chùa ở cả hai nước. Tục thờ thành hoàng làng đều có ở Việt Nam và Nhật Bản, thờ những con người đã có công sáng tạo, lập nên làng đó, hay đơn giản chỉ là những người có công với nước. Trong tiếng Việt được gọi là thờ thành hoàng làng, trong tiếng Nhật là thờ kami. Với nhân dân cả hai nước, họ đều là những vị thánh đem lại bình yên, hạnh phúc và phồn vinh cho người dân. Họ sẽ mãi được dân làng tôn vinh thờ phụng từ đời này sang đời khác.
Như vậy, dưới xét dưới góc độ quan niệm văn hóa truyền thống người Việt và Nhật đều có một cái nhìn chung đối với sự sống và cái chết, trong phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên. Tất cả những nét văn hóa đó đều chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Hoa.
Hệ thống kiến trúc Nhật đa dạng phong phú
4.Chữ viết văn chương và hệ thống giáo dục
Hai nước đều có một nền văn chương từ lâu đời. Qúa trình phát triển của văn học hai nước gần như đều theo một quy trình. Văn chương truyền khẩu khi chưa có chữ viết, văn học viết khi chữ viết ra đời. Việt Nam có văn chương chữ Nôm, Nhật Bản là văn chương viết bằng chữ Hiragana. Đến nay qua hàng nghìn năm lịch sử, nền văn chương chữ Hán hai nước đã để lại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm có giá trị.
Hệ thống giáo dục truyền thống của hai nước trước đây đều theo mô hình của giáo dục Trung Hoa. Việt Nam trong lịch sử có một thời gian dài bị đô hộ bởi nhà nước phong kiến Trung Quốc nên chịu ảnh hưởng mạnh từ Trung Quốc.Thì tại Nhật ngay từ thời kỳ Nara, nhà nước phong kiến đã cử đoàn lưu học sinh đầu tiên ra nước ngoài học tập để trở về phát triển và xây dựng đất nước với điểm đến Trung Hoa. Vậy nên cả Nhật Bản và Việt Nam, nên giáo dục đều bị ảnh hưởng từ đất nước Trung Hoa.
5.Điêu khắc, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, thủ công truyền thống.
Nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam là tuồng, chèo, rối nước, của Nhật Bản là tấu nói, noh và kyogen. Loại hình nghệ thuật này ở cả hai nước đều được ra đời từ lòng yêu lao động của con người, họ muốn qua lời ca, tiếng hát để xua đi những khó nhọc trong cuộc sống, gửi gắm vào đó khát vọng của tương lai.
Đặc biệt múa rối nước là loại hình nghệ thuật truyền thống được người dân lao động rất ưa thích. Tại Việt Nam có tên gọi là múa rối nước, Nhật Bản là bunraku. Nơi khai sinh ra loại hình này ở Việt Nam là Nguyên Xá – Đông Hưng, Thái Bình. Tại Nhật Bản là tại Osaka một trong những vịnh lớn nhất của Nhật Bản.
Do điều kiện sinh hoạt sông nước nên người dân hai vùng này đã làm ra loại hình độc đáo này để giải trí. Do đó múa rối nước ở hai quốc gia có rất nhiều nét tương đồng: Sân khấu nước và người diễn viên phải ngâm mình dưới nước để điều khiển rối. Các vở kịch rối dân gian luôn gắn liền với đặc trưng sinh hoạt của vùng. Cốt truyện thường mô tả cảnh sinh hoạt văn hóa nghề chài lưới, làm nông nghiệp. Một số vở rối nổi tiếng của Việt Nam và Nhật Bản tiêu biểu như: Chú Tễu, Umashirotaro…
Một ví dụ về tương đồng nghệ thuật văn hóa rối nước và Bunraku Việt-Nhật
ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Website: riam.edu.vn Email: [email protected] Fax: 08.62 869333 | Điện thoại: 0916 001 078 (Cô Ngọc) Địa chỉ: 181, Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM.