Công việc hàng ngày của kế toán – kế toán trưởng – kế toán tổng hợp
Công việc hàng ngày của kế toán – kế toán trưởng – kế toán tổng hợp
CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CỦA KẾ TOÁN – KẾ TOÁN TRƯỞNG – KẾ TOÁN TỔNG HỢP 2021
Nghề kế toán là ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ ưa thích và lựa chọn. Bời công việc ổn định, mức thu nhập tương đối cao so với những ngành nghề khác, luôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ cơ quan, tổ chức doanh nghiệp nào. Công việc kế toán là gì? Có bao nhiêu cấp bậc của kế toán? Mức lương của nhân viên kế toán là bao nhiêu? Nếu bạn đang thiếu thông tin chính xác về những vấn đề này thì bài viết này dành cho bạn.
I. Nghề kế toán là gì?
Có thể hiểu kế toán là nghề thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản; và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp; nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội; và đánh giá hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan; doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
II. Công việc hàng ngày của một kế toán viên
Ở những vị trí; cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau đây:
- Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
- Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
- Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
Nhìn chung công việc hàng ngày của một kế toán luôn phải làm việc với sổ sách và những con số. Một nhân viên kế toán luôn phải giữ tinh thần ổn định cũng như giữ tâm hồn luôn tròn và đẹp để công việc hàng ngày được hiệu quả, tránh sai sót trong công việc.
Xem thêm : Khai giảng lớp trung cấp kế toán cho người đi làm 2021 ( có lớp học Online, tập trung, chính quy)
1. Mức lương cơ bản của một kế toán viên :
- Kế toán viên ($300 – $600): sau khi tốt nghiệp; các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu; nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho; kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể; tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
2. Yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm của một kế toán viên :
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
Để làm được kế toán bạn không cần bằng, tuy nhiên bạn vẫn cần bổ sung thêm một số chứng chỉ ngắn hạn như:
- Chứng chỉ tin học cơ bản
- Chứng chỉ tin học nâng cao
- Chứng chỉ kế toán (học trong 3 tháng)
Nhưng về lâu dài bạn vẫn phải học tối thiểu lớp trung cấp kế toán. Ổn định hơn là bạn phải liên thông lên đại học ngành Kế toán để phát triển công việc và sự nghiệp.
- ( Liên hệ : 0907 139 139 để được hỗ trợ)
III. Công việc hàng ngày của một kế toán trưởng :
Kế toán trưởng (Chief Accountant); là người được Bộ Tài chính cấp phép trở thành kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng phụ trách, chỉ đạo chung các hoạt động của bộ phận kế toán.
- Kế toán trưởng có thể là trưởng bộ phận hoặc trưởng nhóm, tùy theo quy mô của doanh nghiệp.
- Trong các công ty lớn, kế toán trưởng giám sát một nhóm các chuyên gia tài chính, và làm việc dưới quyền giám đốc tài chính (CFO).
1. Nhiệm vụ chính của kế toán trưởng:
- Quản lý hoạt động của bộ phận kế toán
- Giám sát việc quyết toán
- Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính
- Tham gia phân tích và dự báo
Ngoài các nhiệm vụ chính liên quan đến kế toán và thuế; kế toán trưởng có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp trên. Nhiệm vụ của kế toán trưởng còn phụ thuộc vào doanh nghiệp họ đang làm việc.
2. Mức lương cơ bản của kế toán trưởng :
- Kế toán trưởng ($1000 – $2000): là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp; là người hướng dẫn; chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất; và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính; kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
3. Yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm của kế toán trưởng:
Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
- Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này;
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
- Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên
- Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.
- Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
- Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.
Sử dụng máy vi tính thành thạo đặc biệt là Excel và phần mềm kế toán. Kế toán trưởng cần học khóa học ngắn hạn :
- Chứng chỉ công nghệ thông tin nâng cao
- Bồi dưỡng chứng chỉ kế toán trưởng ( Liên hệ : 0907 139 139 để được hỗ trợ)
IV. Công việc hàng ngày của một Kế toán tổng hợp :
Kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm chung về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán, nên có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết chính xác các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của kế toán tổng hợp :
1. Công việc của 1 kế toán tổng hợp làm hàng ngày gồm những gì?
- Thu thập, lưu trữ, xử lý các dữ liệu kế toán trên các chứng từ kế toán phát sinh. Các hóa đơn, chứng từ cần được kiểm tra xem có hợp lệ để đưa vào sổ sách kế toán hay không.
- Lập các phiếu thu, chi, xuất hàng, nhập kho, hóa đơn bán hàng,… tại các thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tránh chậm trễ dẫn đến việc thiếu sót trong khâu khớp quỹ hay kiểm kê hàng hóa tồn kho hàng ngày,….
- Vào dữ liệu sổ quỹ, sổ tiền gửi và các sổ liên quan khác.
2. Công việc của 1 kế toán tổng hợp làm hàng tháng:
- Theo dõi công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.
- Hóa đơn đầu ra phát sinh tháng nào cần kê luôn vào tháng đó.
- Lập các tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và các loại thuế khác (nếu doanh nghiệp phải nộp báo cáo theo tháng).
- Lập bảng tính lương, bảng lương làm thêm giờ, bảo hiểm, các khoản lương thưởng, phụ cấp khác để chi trả cho người lao động.
- Tính lại trị giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ,…
3. Công việc của 1 kế toán tổng hợp hàng quý:
- Rà soát lại các hóa đơn, chứng từ ghi nhận trên sổ sách kế toán để lên tờ khai GTGT hàng quý, tạm tính thuế TNCN và TNDN.
- Lập báo cáo tài chính hàng quý, báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
4. Công việc của 1 kế toán tổng hợp hàng năm gồm những gì?
Công việc kế toán tổng hợp đầu năm:
- Kê khai, nộp thuế môn bài đầu năm (cần chú ý hạn kê khai và nộp thuế là ngày 31/1, đối với doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi có giấy phép đăng ký kinh doanh cần nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày).
- Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN (tháng 12 hoặc quý IV) và tạm tính thuế TNDN (quý IV) năm trước liền kề.
- Nộp báo cáo tài chính, tờ khai thuế TNDN, TNCN của năm trước liền kề và hạn nộp 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
- Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Công việc kế toán tổng hợp cuối năm:
- Kiểm tra lại chứng từ, hóa đơn, hạch toán hết các hóa đơn GTGT còn bỏ sót, không nên để hóa đơn sang năm sau mới hạch toán vì nó sẽ ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
- Kiểm kê, đối chiếu sổ quỹ và quỹ tồn thực tế, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.
- Đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
- Lập báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán (hay Báo cáo tình hình tài chính), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp), Thuyết minh Báo cáo Tài chính, Bảng Cân đối số phát sinh tài khoản.
Ngoài các công việc mang tính thời điểm như trên, kế toán tổng hợp còn là người phải phối hợp với kế toán trưởng và các kế toán viên để:
- Phân bổ và giám sát quá trình làm việc của các kế toán viên.
- Tham gia phối hợp công tác kiểm tra tại các phòng ban, đơn vị cơ sở.
- Đề ra phương hướng xử lý các tồn đọng, sai sót của doanh nghiệp trong lĩnh vực kế toán, tài chính.
- Kiểm tra và lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán trong thời hạn quy định.
- Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và tham gia trong việc giải trình, quyết toán thuế tại đơn vị.
- Biết điều chỉnh các nghiệp vụ sau khi cơ quan thuế quyết toán yêu cầu doanh nghiệp nộp phạt thuế.
- Có khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với bên ngoài như Cục thuế, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp,…
5. Mức lương cơ bản của kế toán tổng hợp :
Kế toán tổng hợp ($500 – $1200):
Ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm:
- Có trình độ chuyên môn vững vàng
- Có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp
- Có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
6. Yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm của kế toán tổng hợp:
- Trình độ của một kế toán tổng hợp đòi hỏi bạn phải nắm vững tất cả các nghiệp vụ, có khả năng tổng hợp và nắm rõ chế độ kế toán, có cái nhìn bao quát về năng lực tài chính kế toán trong công ty.
- Có kỹ năng trong việc tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện cũng như hướng dẫn, phân bổ việc cho các kế toán viên để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Sử dụng máy vi tính thành thạo đặc biệt là Excel và phần mềm kế toán.
V. Những tố chất chung cần thiết của một người kế toán cần có để hoàn thành tốt công việc hàng ngày được giao:
- Bạn phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ, nỗ lực hết mình.
- Hành trang cần thiết cho bạn để đến với nghề kế toán là đức tính trung thực; khách quan, chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ.
- Ngoài ra để đi được trên con đường này bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ.
VI. Cơ hội và khó khăn chung trong công việc hàng ngày của nghề kế toán
- Đây cũng là nghề có tiềm năng phát triển rất lớn.
- Không như những ngành nghề khác; với nghề kế toán bạn có thể định hướng rõ ràng tương lai nghề nghiệp cho mình.
- Bên cạnh đó mức lương cho các vị trí kế toán thường rất cao. Nếu có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng; cơ hội dành cho bạn là rất rộng mở.
- Có 4 lĩnh vực mà một kế toán viên có thể lựa chọn là kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. Chính nhờ sự đa dạng này mà một người kế toán; có thể có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình.
Tuy vậy, bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn nhất định; và kế toán cũng vậy. Vì đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về ngành nên bằng cấp là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra vì công việc chủ yếu của kế toán; là làm việc với các con số nên sẽ rất khô khan và áp lực; bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề này.
Trên đây là những thông tin mà Tin tức hướng nghiệp Việt muốn chia sẽ với bạn đọc. Hi vọng nó hữu ích với bạn, xem thêm tin tức hướng nghiệp tại Cổng thông tin hướng nghiệp toàn quốc.
-Trang web tin tức Giáo dục – Tuyển sinh – Đào tạo liên thông đại học tốt nhất –
Đọc thêm nhiều thông tin hướng nghiệp và những lớp tuyển sinh đào tạo chứng chỉ ngắn hạn, trung cấp, đại học, cao học tại Website chính thức : Riam.edu.vn & website tuyển sinh vừa học vừa làm : hocvalam.org
Trung Tâm Giáo Dục Hướng Nghiệp Việt – VĂN PHÒNG TUYỂN SINH SỐ 3 – Số 181 LÊ ĐỨC THỌ – PHƯỜNG 17, GÒ VẤP TPHCM.
- ☏ Gọi tới đăng ký với chúng tôi qua số điện thoại : 0907 139 139 gặp thầy Dũng | 0916 004 078 gặp cô Hiền |
- ❃ Địa chỉ : 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp Tphcm.
- ☒ Gửi qua Mail đăng ký : [email protected]
(Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký liên hệ trực tiếp với ban tư vấn tuyển sinh để được hướng dẫn)
Đăng ký hỗ trợ trực tuyến tại đây : (Phòng tuyển sinh sẽ liên hệ – hướng dẫn)