Mục lục

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì? Tiêu chuẩn, quy chế xét thăng hạng

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì? Tiêu chuẩn, quy chế xét thăng hạng

Giáo viên là một trong số chức danh nghề nghiệp cao quý nhất trong xã hội. Mỗi chức danh nghề nghiệp giáo viên nhất định sẽ được quy định bởi một tiêu chuẩn, mã số, thứ hạng và quyền lợi riêng. Bài viết dưới đây, Riam Edu sẽ trả lời những câu hỏi liên quan viên và cung cấp Những thông tin mới nhất về các hạng Chức danh nghề nghiệp giáo viên

  1. Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì?

Trước tiên, để có thể hiểu được khái niệm Chức danh nghề nghiệp giáo viên”cần phải hiểu được cụm từ “Chức danh nghề nghiệp” nghĩa là gì? Theo đó “Chức danh nghề nghiệp” là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Như vậy, Chức danh nghề nghiệp giáo viên được hiểu là tên gọi để thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của các giáo viên.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được cấp cho những người đã tham gia khóa học đầy đủ , đáp ứng những điều kiện theo quy định của bộ. Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc và vô thời hạn cho tới khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có những quy định thay đổi mới.

Mã số hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Quy định về mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại các Thông tư về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên như sau: 

Hạng CDNN giáo viên mầm non

  • GV mầm non hạng I – Mã V.07.02.24
  • GV mầm non hạng II – Mã V.07.02.25
  • GV mầm non hạng III – Mã V.07.02.26

Hạng CDNN Giáo viên tiểu học

  • GV tiểu học hạng I – Mã V.07.03.27
  • GV tiểu học hạng II – Mã V.07.03.28
  • GV tiểu học hạng III – Mã V.07.03.29

Hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học 

  • GV trung học cơ sở hạng I – Mã V.07.04.30
  • GV trung học cơ sở hạng II – Mã V.07.04.31
  • GV trung học cơ sở hạng III – Mã V.07.04.32

Hạng CDNN Giáo viên THPT

  • GV trung học phổ thông hạng I – Mã V.07.05.13
  • GV THPT hạng II – Mã V.07.05.14
  • GV THPT hạng III – Mã V.07.05.15

2.  Tiêu chuẩn CDNN Giáo viên các cấp

Mỗi hạng giáo viên các cấp sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau được quy định trong từng thông tư của Bộ GD&ĐT. Cụ thể:

Ngày 14/4/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của chùm thông tư Thông tư số 01-04/2021/TT-BGDĐT. Trong đó có những điểm mới về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên là:

  1. Quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung cho các hạng chức danh nghề nghiệp: Để thống nhất với các quy định về chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho các hạng giáo viên ở các văn bản chuẩn CDNN khác, Thông tư 08/2023 đã bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng giáo viên, chỉ quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các hạng.
  2. Không yêu cầu giáo viên tiểu học hạng I, giáo viên THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ: Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh quy định về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng I và giáo viên THCS hạng I là đại học.
  3. Điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm còn 3 năm: TT08/2023 đã điều chỉnh thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm còn 3 năm để thống nhất với các ngành, lĩnh vực khác (Ví dụ như quy định thời gian giữ ngạch cán sự là 3 năm theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BNV)
  4. Tăng thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng II từ 6 năm lên 9 năm: Để đảm bảo tuân thủ NĐ 204/2004/NĐ-CP và thống nhất với quy định thời gian giữ hạng III đối với giáo viên phổ thông và quy định thời gian giữ ngạch/ hạng với các CDNN khác cùng được áp dụng bảng lương viên chức loại A1.
    Giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp chứng minh đã thực hiện công việc ở hạng CDNN đang giữ khi được bổ nhiệm từ hạng CDNN cũ sang hạng CDNN mới.

3. Quy định thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mới nhất

Điều kiện để thăng hạng giáo viên được quy định tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

  • Khi đơn vị chủ quản có nhu cầu và người đứng đầu đơn vị có thẩm quyền quản lý cử giáo viên đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên.
  • Giáo viên được xếp loại chất lượng đạt mức hoàn thành tốt các nhiệm vụ ở năm công tác trước năm xét thăng hạng; có các phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc đang thực hiện các quy định liên quan tới kỷ luật viên chức.
  • Giáo viên được nhận quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên phù hợp với vị trí đảm nhận.
  • Đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của hạng đăng ký thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành.
  • Với giáo viên đã đủ điều kiện miễn thi các môn ngoại ngữ, tin học theo quy định thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng CDNN đăng ký thi/ xét thăng hạng.
  • Giáo viên dự bị đại học được xét thăng hạng theo Thông tư này phải đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định và tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với ngạch đăng ký dự tuyển.

Trên đây là toàn văn bài viết của Viện Nghiên Cứu Quản Lý Hành Chính về chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nếu có bất kỳ vướng mắc liên quan đến bài viết hoặc các câu hỏi về các khóa học liên thông – văn bằng 2 của Viện, có thể liên hệ qua các phương thức:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận