Mục lục

Nội dung, hình thức, thể thức Công Tác Văn Thư lưu trữ

Nội dung, hình thức, thể thức Công Tác Văn Thư lưu trữ

Nội dung, hình thức, thể thức Công Tác Văn Thư theo quy định.

Chương II SOẠN THẢO, BAN HÀNH VĂN BẢN

Điều 4. Nội dung Hình thức văn bản công tác văn thư

Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm:

  1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;
  2. Văn bản hành chính

Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển;

  1. Văn bản chuyên ngành

Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

  1. Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định.

Điều 5. Nội dung Thể thức văn bản Công Tác Văn Thư

  1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
  2. a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:

– Quốc hiệu;

– Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

– Số, ký hiệu của văn bản;

– Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;

– Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;

– Nội dung văn bản;

– Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

– Dấu của cơ quan, tổ chức;

– Nơi nhận;

– Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).

  1. b) Đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-mail; số điện thoại, số Telex, số Fax.
  2. c) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định.
  3. Thể thức văn bản chuyên ngành

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

  1. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội

Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định.

  1. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế.

Có thể bạn quan tâm >>

Chương I : Nội dung Quy Định từ ngữ chuyên ngành Công Tác Văn Thư

Học trung cấp Văn thư lưu trữ hệ chính quy

Trung cấp văn thư lưu trữ tuyển sinh liên tục

Bạn mong muốn trở thành nhân viên hành chính văn phòng; có công việc và mức lương ổn định nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Ngành văn thư – lưu trữ là một giải pháp tốt dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn e sợ không đủ điều kiện học đại học, vậy hãy học hệ trung cấp. Chúng tôi hiện đang tuyển sinh trung cấp ngành văn thư – lưu trữ với các chính sách đặc biệt cho sinh viên và đảm bảo chất lượng giảng dạy sẽ không làm bạn thất vọng.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

VĂN PHÒNG TUYỂN SINH SỐ 3

Địa chỉ: Số 181 Lê Đức Thọ, P. 17, Q. Gò Vấp, TP. HCM. ĐH Nội Vụ

Website: http://hocvalam.org

Điện thoại: Ban tư vấn tuyển sinh : 0936.201.222 – 0909.392.666

Hoặc bạn có thể nhấc máy, gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về quy trình tuyển sinh cũng như ngành văn thư – lưu trữ tại trường.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận